Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất.

Sau khi đã sẵn sang cho kế hoạch mang thai, các bà mẹ tương lai đang trong ngóng từng ngày và chờ đợi sinh linh bé nhỏ đang dần tượng hình trong cơ thể mình, sau đây là những dấu hiệu để giúp các chị em sớm biết mình có thai:

  1. Ra máu và thay đổi dịch âm đạo

Hiện tượng ra máu âm đạo được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Nhưng cũng có nhiều người nhầm tưởng là kỳ kinh của mình đột nhiên đến sớm. Đây là dấu hiệu có thai trong tháng đầu tiên.

Hiện tượng này xảy ra là do thai vào làm tổ trong từ cung. Có khoảng 20% phụ nữ gặp phải trường hợp này. Hiện tượng ra máu khi phôi cấy ghép vào niêm mạc tử cung không xảy ra ồ ạt như kinh nguyệt. Đó chỉ là một vài vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn bình thường hoặc nâu đậm và chỉ xuất hiện trong 1- 2 ngày. Thời điểm phát hiện dấu hiệu mang thai khá gần ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nhưng sớm hơn.

Một số phụ nữ cũng nhận thấy rằng dịch âm đạo của mình thay đổi. Chất dịch trắng và đục như màu sữa này cũng sẽ xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ của bạn và hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những biểu hiện lạ như dịch âm đạo có mùi hôi, màu vàng, nâu hay xanh và lẫn máu, hãy đến gặp bác sỹ để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm.

  1. Nhiệt độ cơ thể tăng

Khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường một chút, gần giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Đây là một dấu hiệu mang thai dễ bị bỏ sót, vì bạn có thể chỉ nghĩ rằng mình đang bị cảm lạnh hay quá mệt mỏi mà thôi.

  1. Ngực mềm, đau và lớn hơn

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.

Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường, nhưng bạn sẽ chẳng thấy vui vì điều này, vì ngực đang bị sưng và đau. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn có thể thấy ngực mình mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực.

Cơ thể bạn sẽ mất vài tuần để làm quen với sự thay đổi hormone, và một khi đã thích ứng được, những cảm giác khó chịu ở vùng ngực cũng sẽ biến mất.

      4. Cơ thể mệt mỏi

Ở những tuần đầu tiên sau khi thụ thai, cơ thể bạn gần như bị vắt kiệt do phải làm việc liên tục không nghỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tim cũng đập nhanh hơn giúp tăng cường oxy cho buồng trứng. Kèm theo đó, hệ tuần hoàn phải làm việc với áp lực khủng khiếp để tăng lưu lượng máu cung cấp cho tử cung để nuôi phôi thai lớn lên. Hơn nữa, việc thân nhiệt tăng cao cũng làm bạn mất thêm nhiều năng lượng, bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt. Hơn nữa, lượng hormone progesterone tăng cao cũng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự mệt mỏi này chính là một dấu hiệu mang thai điển hình nhất.

     5. Đau đầu

Sự tăng đột ngột của hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân làm nhiều một số người bị đau đầu khi mang thai. Tuy nhiên, những cơn đau dữ dội và kéo dài lại có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó và cần được thăm khám kỹ lưỡng.

      6. Đau lưng

Đây cũng là một dấu hiệu mang thai xảy ra sớm nhất. Dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.

      7. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Do đó, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước hơn. Tiếp đó, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

      8. Khó thở và hụt hơi

Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở. Hoặc bạn cũng có cảm giác một hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone.

Khi thai lớn hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng, việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ khiến cơ thể tự điều chỉnh để làm cho bạn hít nhiều oxy hơn trong mỗi lần thở cũng sẽ gây ra tình trạng khó thở và hụt hơi này.

        9. Buồn nôn 

Ốm nghén là điều mà tất cả chị em khi mang thai rất sợ phải trải qua nhất, ốm nghén có thể xuất hiện khá sớm ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Thậm chí, có người phải chịu đựng nó suốt 9 tháng mang thai. Không nhất thiết là buổi sáng, bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn chỉ thấy buồn nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.

        10. Tâm trạng thay đổi

khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tâm lý của bạn dễ thay đổi thất thường. Đang tủi thân, mệt mỏi làm cho bạn có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người. Thông thường, trong những tuần đầu thai kỳ bạn sẽ  khó có lúc nào cảm thấy vui vẻ. Có thẻ sự ủ ê, chán chường này liên quan đến hormone và cảm giác mệt mỏi của cơ thể.

        11. Thay đổi thói quen ăn uống

Bạn cảm thấy thèm ăn đột ngột, đặc biệt làm thèm chua và ăn vô tội vạ tất cả những gì mình muốn ăn.

        12. Nhạy cảm với mùi hương

Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm hơn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi thuốc lá bạn cực ghét, mùi nước hoa yêu thích của bạn hay đơn giản là mùi cơm chín… cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.

         13. Chuột rút

Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hiện tượng này sẽ “theo chân” mình trong suốt thai kỳ, vì bụng bạn sẽ ngày một lớn hơn và gây áp lực lớn hơn lên nửa người dưới.

         14. Táo bón

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

         15. Cơ thể tăng cân

Dạo gần đây bạn cảm thấy rất khó khăn mới mặc vừa cái quần mới mua tháng trước? Hoặc đột nhiên cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn rất nhiều? Nếu đột nhiên bạn trở nên thèm ăn hơn bình thường và có dấu hiệu tăng vọt về cân nặng, rất có thể bạn đang có thai rồi đấy.

         16. Trễ kinh

Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy sau 1 tháng. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ vắng mặt ít nhất trong 9 tháng tới đây. Một số người thỉnh thoảng có ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn. Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm tra xem mình có nhiều dấu hiệu khác trong danh sách kể trên hay không, bởi trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt.

        17. Thử thai bằng que lên 2 vạch

Dùng que thử thai là cách nhanh nhất giúp bạn xác định mình có đang mang thai hay không.

Thông thường, sau hai tuần trễ kinh, bạn đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có “dính bầu” không. Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormon HCG trong cơ thể bạn. Đây là loại hormone chỉ xuất hiện khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên mua 2 bộ que thử. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác lắm.

Mình chỉ biết có 17 dấu hiệu này thôi, nếu có bạn nào còn biết dấu hiệu nào nữa hãy chia sẽ với nhé! Cảm ơn các bạn đã xem bài này.

Những điều cần chuẩn bị trước khi lên kế hoạch mang thai

Trước khi lên kế hoạch sinh con, các bà mẹ tương lai hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để con mình sinh ra được phát triển toàn diện, các mẹ hãy tham khảo nhé!

  1. Khám sức khỏe

Việc khám sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi.

  1. Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền bao gồm các xét nghiệm sinh hóa tìm kiếm khả năng hiện diện của các bệnh di truyền, hoặc dạng đột biến của các gen quan trọng gia tăng nguy cơ của sự phát triển rối loạn di truyền. Đây là cách tốt nhất để ngăn bé di truyền bệnh từ cha mẹ.

  1. Khám nha sĩ

Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu người mẹ nào có bất cứ vấn đề về răng miệng trong khoảng thời gian mang thai phải lưu ý cần được tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.

  1. Tiêm phòng trước khi mang thai

 

Ở giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Điều nguy hiểm là khi mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm thì thai nhi sẽ phải đối diện với nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, thai chết lưu.

Ở giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém hơn bình thường nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Điều nguy hiểm là mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, thai chết lưu. Chính vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ hết về các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai, thời điểm cần chủng ngừa cũng như các nguy cơ có thể gặp phải nếu không được tiêm chủng.

Những vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Các loại vắc xin được liệt kê ở bảng dưới là những vắc xin cần thiết mà mỗi chị em nên tiêm trước khi mang thai.

việc tiêm phòng trước khi mang thai là cần thiết..

Loại vắc xin Số liều vắc xin Thời điểm tiêm Lưu ý
Viêm gan B 3 – Tiêm mũi 1 trước khi có thai 7 tháng

– Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng

– Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng

Cần xét nghiệm HBaAg và AntiHBs trước khi tiêm.
Thủy đậu 1-2 Trước khi có thai 3 tháng Không được tiêm nếu biết mình có thai
Sởi – Quai bị – Rubella 1 Trước khi có thai 3 tháng Không được tiêm nếu biết mình có thai
Cúm 1 Trước khi có thai 1 tháng
  1. Dưỡng chất cần bổ sung trước khi mang thai

Không chỉ trong thai kỳ, việc ăn uống trong khi mang thai cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ sắp tới của các chị em. Do đó các chị em chú ý đừng bỏ qua các loại dưỡng chất quan trọng nhất cần bổ sung trước khi mang thai dưới đây để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất:

Axit folic (vitamin B9) là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Tình trạng thiếu chất này có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… ở trẻ em. Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên bổ sung axit folic, nhất là giai đoạn trước thai kỳ. Bởi nếu thai nhi không được cung cấp đầy đủ axit folic sẽ bị dị tật mà việc bổ sung sau đó không đem lại kết quả gì. Cụ thể, khi đã phát hiện thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh thì không có cách nào khắc phục nữa. Ngoài ngăn cản những khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, axit folic cũng rất cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa, vận hành AND – bản đồ gen của con người và một khối xây dựng nền tảng của các tế bào. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ axit folic trước khi mang thai là đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nhanh tế bào của nhau thai, giúp em bé khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ. Để bổ sung axit folic khi mang thai, các chị em có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm có màu xanh lá cây như rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp…, các loại đậu đỗ như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen…, các loại trái cây như bơ, cam quýt, gạo nâu và các loại gạo nguyên cám khác…

– Sắt: Việc bổ sung sắt không chỉ cần thiết trong thời gian mang thai mà còn rất quan trọng trong giai đoạn trước khi mang thai. Bởi vì nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp 6 lần bình thường, mà dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ thường lại thấp do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt, và còn thấp hơn đối với những phụ nữ đã mang thai nhiều lần do bị mất sắt qua những lần sinh trước, chính vì vậy mà khi chuẩn bị có con các chị em nên uống bổ sung sắt mỗi ngày để cung cấp đủ lượng sắt dự trữ cần thiết cho cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ, tăng nguy cơ sảy thai và biến chứng hậu sản như bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé. Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy dinh dưõng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ ký. Ngoài ra thiếu máu trong quá trình mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ tương lai sau này. Để bổ sung sắt trước khi mang thai, trong bữa ăn hàng ngày các chị em nên chú ý ăn nhiều thực phẩm như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Đây là những thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho cơ thể.

– Protein: Protein không chỉ là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người chuẩn bị mang thai, tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển mà còn là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng, thuận lợi và cho kết quả cao hơn. Một nghiên cứu được tiến hành trên những cặp vợ chồng đang gặp rắc rối với khả năng sinh sản cho thấy một hàm lượng protein cao, chế độ ăn uống carbohydrate (carbs) thấp sẽ giúp tăng khả năng thụ thai. Vì vậy để chuẩn bị cho quá trình sắp mang thai, việc bổ sung protein trong các bữa ăn hàng ngày là cực kỳ quan trọng. Protein có nhiều trong lòng trắng trứng, thịt trắng, cá, đặc biệt là những thực phẩm giàu axit béo omega-3, như cá hồi. Các chị em hãy bổ sung các thực phẩm này đều đặn vào chế độ ăn hàng ngày trước và trong khi mang thai nhé.

– Canxi: Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương của mẹ và hình thành xương, răng của trẻ sau này. Nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương, thấp bé… Do đó, trước khi mang thai, các chị em cần bổ sung đầy đủ canxi giúp cho hệ xương thêm vững chắc, khỏe mạnh. Sữa và các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, trứng, đậu nành, gạo, nước cam… nên được chú ý sử dụng. Một số loại thực phẩm khác cũng rất giàu chất dinh dưỡng này là hạt hạnh nhân, bông cải xanh và cải chíp.

– Vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trước khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu. Đặc biệt là vitamin A, vitamin D và C. Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi rất hiệu quả. Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật, thai nhi có khả năng sinh ra bị nhẹ cân, sâu răng, hen suyễn, viêm đường hô hấp, mềm hộp sọ. Vitamin C là dưỡng chất có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau xanh, … là dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, giúp mẹ hấp thu sắt tốt hơn rất nhiều nhờ đó mà thai nhi được tạo thành trong điều kiện sức khỏe tốt nhất. Do vậy, các chị em nên bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi mang thai bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra nên thường xuyên tắm nắng 5-30 phút 2 lần/tuần để đảm bảo mẹ cùng con yêu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

  1. Bỏ rượu và thuốc lá

Nếu đang hút thuốc lá thì đây là lúc nên dừng lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non hoặc trẻ nhẹ cân. Sử dụng thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng đối tác của bạn. Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến việc mang thai.

Rượu cũng không tốt cho việc thụ thai. Uống rượu khi đang mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh và một loạt vấn đề khác cho em bé của bạn sau này.

  1. Hạn chế dùng cà phê, thực phẩm chứa caffeine

Trong khi chưa có sự đồng thuận về việc sử dụng cà phê bao nhiêu là an toàn thì các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ thụ thai không nên sử dụng với số lượng lớn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffein nhiều sẽ giảm khả năng sinh sản, nó cũng có thể gây sẩy thai sau này. Bà bầu hạn chế dùng cà phê 200 mg mỗi ngày.

  1. Kiểm tra chỉ cố cân nặng

Bạn có thể dễ dàng thụ thai nếu đang có trọng lượng ổn định, khỏe mạnh. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều gây khó khăn trong việc mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ để đạt mục tiêu cân nặng mà bạn muốn, cố gắng không bị béo phì quá mức.

  1. Tập thể dục

Cố gắng tập thể dục ngay từ bây giờ để có cơ thể khỏe mạnh, rất tốt cho việc mang bầu và cả sinh bé sau này. Đổ mồ hôi là cách tuyệt vời khiến bạn giảm căng thẳng trước và trong khi mang bầu. Một chương trình thể dục lành mạnh bao gồm bài tập khoảng 30 phút hoặc hơn, có thể đi bộ, đi xe đạp, yoga… Bạn hãy cố gắng tập đều đặn mỗi ngày trong tuần.

  1. Ngủ đủ giấc

Khi mang thai, mẹ bầu thường trằn trọc mất ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra như những cơn đau hông liên tục kéo đến, phải dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu hay ợ nóng…

Nhưng thời điểm này các mẹ vẫn chưa phải là một bà bầu đâu nhé! Hãy ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe ổn định. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ quá ít 8 giờ/ngày thường có bị rối loạn kinh nguyệt nhiều hơn những người ngủ đủ giấc.

  1. Chuẩn bị tài chính

Tài chính là một vấn đề quan trọng không kém. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề bảo hiểm. Kiểm tra xem bệnh viện mà bạn khám có được chi trả bảo hiểm không. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, bạn hãy lựa chọn một bệnh viện sản phụ khoa phù hợp nhé.

  1. Ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai

nên ngừng uống thuốc tránh thai một vài tháng trước khi quyết định sinh con. Việc này sẽ giúp các mẹ kiểm soát được chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của mình như thế nào, từ đó sẽ tính được thời điểm nào là thích hợp để thụ thai. Vì với những mẹ đã uống thuốc tránh thai trong thời gian dài, chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ khác so với ban đầu. Việc này sẽ đưa cơ thể mẹ dần trở về trạng thái ban đầu, việc gì cũng cần có thời gian mới có thể thích nghi được nên cần phải tránh sử dụng thuốc tránh thai khoảng vài tháng trước khi mang thai để cho hormone trở lại bình thường giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định việc tính toán ngày rụng trứng chính xác hơn, khả năng thụ thai cao hơn.

  1. Không tiếp xúc với hóa chất và làm việc ở môi trường độc hại.

Hóa chất độc hại là nguyên nhân gây dị tật thai nhi hàng đầu hiện nay. phụ nữ mang thai cần tránh như:

Thuốc nhuộm tóc Sơn móng tay Son môi ảnh hưởng đến phát triển não bộ Xăng dầu Chất tẩy rửa gây thai chết lưu Các loại sơn Chất cấm Coumarin có trong thuốc lá lậu.

Trước khi có thai nửa năm, cả 2 vợ chồng không nên tiếp xúc với môi trường độc hại, các chất có hại, tránh tiếp xúc với các loại ô nhiễm như: nguồn nước, môi trường, nông dược, phóng xạ…

  1. Tránh xa vật nuôi, thú cưng trong nhà

Nếu trong quá trình mang thai bạn tiếp xúc với các vật nuôi và thú cưng trong nhà thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh về kí sinh trùng. Loại này có trong lông của động vật, khi các kí sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể qua quá trình tiếp xúc sẽ gây ra một số bệnh như viêm cơ tim, bệnh viêm phổi kẽ, viêm võng mạc mạch vành…

Bởi vậy nếu nhà có thú cưng đừng tiếp xúc nhiều với chúng hoặc tốt nhất hãy gửi sang nhà bạn bè hoặc người thân.

  1. Ổn đinh tâm lý

Chuẩn bị tinh thần cho những người sắp làm bố mẹ rất quan trọng, mẹ luôn vui vẻ lạc quan thì mọi việc sẽ được thuận lợi – bố thì luôn là chỗ dựa vững cho cả nhà rùi nên vai trò của bố không kém phần quan trọng. Mẹ cần cho bố biết mình cần phải làm gì nhé – nhất là những người lần đầu làm bố thì có thể họ chưa biết mình cần gì đâu. Bạn phải chia sẻ những thông tin cần thiết cho những ông bố tương lai nhé.

Sự sẵn sàng về tâm lý của những người khác trong gia đình cũng rất cần thiết đó ạ. Sự yêu thương quan tâm sẽ giúp người làm mẹ giảm được những hệ lụy như chứng trầm cảm sau sinh hay mất sữa do căng thẳng tâm lý.

  1. Cần thận khi ăn cá

Nếu thích ăn cá, bạn nên cẩn thận. Cá rất giàu axit béo omega-3, cần thiết cho sự phát triển của não và mắt, protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng có chứa thủy ngân. Do đó, bạn không nên ăn các loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ và cá ngừ trắng đóng hộp.

  1. Xác định ngày rụng trứng

Một số phụ nữ chỉ nghĩ đơn giản rằng ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai là sẽ dễ dàng có em bé và để cho số phận quyết định việc khi nào mang thai. Số khác thận trọng hơn, họ theo dõi biểu đồ kinh nguyệt để xác định ngày trứng rụng tăng khả năng thụ thai.

  1. Đi du lịch

Nếu bạn là người đam mê du lịch, vậy hãy đi du lịch trước khi mang bầu. Bởi vì trong qua trình mang thai việc đi lại là hạn chế, sẽ không tốt cho thai nhi nếu bạn đi du lịch trong thời kỳ này.

  1. Kinh nghiệm mang thai

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chẳng hạn như mẹ hoặc chị em gái trong gia đình, bạn bè thân thiết của mình.

Bài viết đầu tiên của tôi

Xin chào các bạn, tôi rất vui khi các bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi hy vọng các bạn sẽ luôn thường xuyên ghé thăm blog này nữa.

Cũng giống như bao nhiêu phụ nữ khác trên thế giới này, tôi cũng là một người mẹ, tôi cũng từng có cảm giác của người biết mình sắp được làm mẹ, cảm giác đó thật là khó tả, nó vừa vui vừa lo lắng đủ thứ.

Hành trình nuôi dạy con là một chặng đường rất dài và rất gian nan mà người mẹ nào cũng phải trải qua, ai làm mẹ rồi mới hiểu được công ơn to lớn, nỗi vất vả của mẹ để nuôi dạy chúng ta thành người.

Hình ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái, không chỉ từ lúc  đứa con cất tiếng khóc chào đời mà ngay cả khi con còn trong bụng mẹ và khi con đã trưởng thành.

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và cao cả nhất của mỗi người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua trong đời, với nhiều chị em mang thai lần đầu với tâm trạng vừa vui mừng vừa hoang mang và lo lắng không biết làm gì để con mình khi sinh ra thật khỏe mạnh và thông minh. Chúng ta cần trang bị những kiến thức cần thiết khi mang thai lần đầu.

Khi được làm mẹ, phụ nữ là những người đóng vai trò quan trọng, duy trì nòi giống của gia đình và góp phần cho xã hội phát triển. Làm mẹ, người phụ nữ phải chịu nhiều áp lực nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mình đã đứt ruột đẻ ra những đứa con xinh xắn và nuôi dạy chúng nên người. Làm mẹ, người phụ nữ sẽ hiểu được nỗi lòng của những bậc sinh thành, từ đó sẽ có cách giáo dục tốt với con cái của mình.

Ảnh minh họa

Phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu, với tình yêu thương vô bờ bến là hơi ấm, là nguồn sữa để nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần to lớn đối với mỗi đứa con. Ngoài ra thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người mẹ đã tác động ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành thể lực, trí lực, phẩm chất, nhân cách của những đứa con. Là những người mẹ hết lòng vì con, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời.

Với phụ nữ, làm mẹ là bản năng và thiên chức thiêng liêng nhưng không dễ dàng gì. Từ lúc mang thai, ốm nghén đã phải khó nhọc biết bao nhiêu, chưa kể đến khi vượt cạn trải qua những đau đớn, nguy hiểm mà chỉ có phụ nữ mới hiểu. Rồi những vất vả, khó khăn khi nuôi con, chăm con khôn lớn. Nhưng có bao giờ họ than vãn khi làm mẹ.

Tôi biết, có rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ giống tôi, không biết phải nuôi dạy con như thế nào để cho con luôn khỏe mạnh và nên người, cộng việc này thật sự là khó khăn đòi hỏi người mẹ phải biết cách và không ngừng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các bà mẹ hãy cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm nuôi dạy con để chúng ta có những đứa con thật khỏe mạnh và nên người, để sau này chúng sẽ là những người có ích cho xã hội./.

.